Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Chọn giày đánh cầu lông

Nên chọn một đôi giày có khối lượng nhẹ, khi đi cảm thấy thoải mái, nếu như  là giày thể thao chuyên dùng để đánh cầu lông thì càng tốt.

Một đôi giày để đánh cầu lông tốt sẽ giúp cho trình độ đánh cầu của bạn tăng lên nhanh chóng, khi chọn mua giày phải chú ý chọn giày có đế làm từ gân bò, vì chất liệu này có độ dẻo dai tương đối tốt, phù hợp với các hoạt động thể thao trong nhà. Nếu như chơi ở ngoài, có thể chọn đế giày làm từ cao su tổng hợp cao cấp , chất liệu này cũng khá tốt. đế Giày chơi cầu lông thường chủ yếu được làm từ cao su hoặc cao su tổng hợp nhân tạo , đế giày được làm từ cao su vì phải lực cọ sát mạnh với mặt đất nên phù hợp với chơi ỏ sân sàn gỗ, vì vậy giày chơi bóng chuyền đều có thể phù hợp với chơi cầu lông. Nhưng đế giày của các hãng khác nhau vì trong quá trình sản xuất , tỉ lệ pha trộn cao su quá mức sẽ làm cho đế giày cứng, hơn nữa, đánh chưa được bao lâu đế giày mất đi lực ma sát sẽ rất trơn, vì vậy khi mua giày phải thật thận trọng , tránh mất tiền oan.

Đế giày được làm từ cao su nhân tạo phân thành giày đế cứng và giày đế mềm, giày đế cứng ví dụ như giày tennis, phù hợp với sân bê tông hoặc sân sỏi đá, giày đế mềm được thiết kế chơi ở sân phủ nhựa PU. Sân đánh cầu lông trước đây được phân thành sân bê tông, sân nền gỗ và phủ nhựa PU, ở sân nền bê tông khi chơi rất dễ ngã, so với chơi ở sân gõ và sân phủ nhựa PU thì nguy hiểm hơn, vì vậy không phù hợp tổ chức các cuộc thi đấu. Còn như chơi ở sàn gỗ và sàn phủ nhựa PU thì mỗi cái có 1 cái hay của nó, sàn gỗ tương đối dễ đánh vì khi trời nồm hay khi người chơi đổ mồ hôi làm ướt sàn thì không bị ngã, còn sân phủ nhựa PU mặc dù có độ ma sát giống nhau nhưng sân phủ nhựa PU mức độ chấn động của mặt đất ít hơn, do đó các giải đấu quốc tế đều chọn sân phủ nhựa PU.

Cho dù bạn đi giày như thế nào đi chăng nữa, quan trọng nhất là phải luôn quan niệm 1 điều: đó là giày đánh cầu trong nhà tốt nhất khi nào đánh thì đi , như vậy vừa có thể tránh làm giày bẩn, và vừa có thể tránh được bụi bặm làm cho giày dễ trơn trượt, do đó có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng của giày.

Điều cuối cùng cần chú ý đó là, khi chọn giày chơi cầu lông cần phải chọn đôi đi vừa chân , không được chọn đôi to quá hay nhỏ quá, như vậy vừa có thể giúp bạn khi vận động có thế phát huy được năng lực bản thân, vừa có thể tránh bị thương. Bạn cũng thể tìm đến những hãng giày nổi tiếng như, giày nike, giày adidas....
Tác giả: Hiền Solar

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Cách lựa chọn đồ thời trang tập Yoga

      Yoga là môn thể thao luyện tập nhẹ nhàng, kéo giãn cơ thể, tập trung luyện tập  toàn bộ cơ thể. Khi tập Yoga bạn nên mặc đồ như thế nào để đạt hiệu quả luyện tập cao nhất? Bài viết này sẽ là gợi ý nhỏ giúp bạn lựa chọn đúng đắn khi mua đồ tập Yoga.
       Đầu tiên là chất liệu, bạn nên chọn đồ cho chất liệu chủ yếu là cotton hoặc vải sợi gai, bởi vì vải cotton và sợi gai có tính thoáng khi và thấm hút mồ hôi tốt. Không chỉ có vậy, vải cotton và sợi gai còn mềm mại, làm cơ thể cảm thấy thoải mái khi luyện tập. Ngoài ra còn có thể lựa chọn chất liệu cotton pha lẫn vải thun, để tăng tính co giãn cho bộ trang phục.
       Kiểu dáng cần đơn giản, gọn gàng, nhã nhặn. Bộ trang phục không nên có phụ kiện, nhất là phụ kiện bằng kim loại, phụ kiện kiểu dây đeo hoặc thắt nơ. Nên lấy tiêu chuẩn là khi tứ chi được kéo căng tự do thì toàn bộ cơ thể vẫn cảm thấy thoải mái. Cổ tay không nên bo lại, nên để rộng tự nhiên, quần nên lựa chọn quần co giãn, vì trong Yoga có rất nhiều động tác đứng lên ngồi xuống, xoay người..., quần co giãn giúp bạn hoạt động dễ dàng hơn.
       Trang phục Yoga mùa đông chủ yếu là quần áo dài tay. Trang phục Yoga mùa hè chủ yếu là áo cộc tay, quần sooc, cũng có thể kết hợp với quần ngố hoặc quần dài.
       Nên chọn bộ trang phục có màu sắc tươi mát, nhẹ nhàng, chọn màu đơn sắc là tốt nhất, như thế có thể khiến thần kinh thị giác của bạn được thư giãn, tâm lý của bạn thư thái hơn, bài tập cũng sẽ hiệu quả hơn.
       Về phong cách, bạn có thể lựa chọn những bộ trang phục mang phong cách Ấn Độ, rộng rãi, tự nhiên, khi mặc lên sẽ tạo cảm giác sang trọng thần bí. Còn có một phong cách nữa đó là đồ thể thao phong cách hiện đại, bó sát người, co giãn tốt, khi mặc lên cũng có thể phô ra vẻ đẹp của cơ thể.
       Nếu luyện tập Yoga ở nhiệt độ cao, trong môi trường nhiệt độ cao, bạn nên lựa chọn kiểu trang phục tập Yoga truyền thống, thấm hút mồ hôi nhanh hơn, thoáng khí hơn. Để cho bạn hưng phấn hơn khi tập Yoga trong môi trường nhiệt độ cao, bạn nên chọn bộ trang phục có màu sắc nổi bật như đỏ, xanh, vàng...

       Về số lượng, bạn nên có ít nhất hai bộ để mặc thay đổi. Khi tập luyện Yoga, bộ trang phục có thể làm cho cơ thể được kéo căng tự nhiên mà không có tác động từ bên ngoài, có thể khiến bạn bình tâm hơn, thư giãn hơn mới là sự lựa chọn hàng đầu.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Những đôi giày nam đắt nhất thế giới và những điều bạn chưa biết

Những đôi giày khiến đàn ông trên thế giới này “phát điên”. Đó là nỗi ám ảnh không bao giờ chấm dứt của họ. Từ bóng rổ, bóng đá cho tới break dance. Từ đôi giày nam công sở lịch lãm cho tới những đôi giày thể thao khỏe khoắn luôn kiến phái mạnh bị hút hồn. Nếu bạn là tín đồ của giày, hãy đọc bài viết này và chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua được bởi độ “khủng” của nó.
Giày Gold Running
Đôi giày này được làm từ 620 gram vàng nguyên chất với giá 24.000USD . Nó được bán tại cuộc họp báo trước trận đấu của giải Thượng Hải Golden Grand Prixat.
Giay-nike-01

Giày Nike Air Zoom Kobe 1

Bộ sưu tập chỉ gồm 4 đôi Nike Air mang tên Zoom Kobe. Trên giày có chữ kí của cựu bóng rổ Kobe Bryant, kèm theo là hình ảnh của 4 thành phố khác nhau ở Mỹ gồm Los Angeles, Chicago, Texas, New York. Đã có 25 đôi giày được bán ra với giá 30.000 USD. Hãng giày Nike trích 10% giá bán này làm từ thiện
Giay-nike-02

Giày thể thao nạm kim cương Diamond Studded

Những đôi giày nạm trang sức quý hiếm là cách giới nhà giàu thể hiện đẳng cấp của mình. Những đôi giày này được gắn kim cương 11 carat xung quanh logo Nike được đúc bằng vàng. Giá của nó lên tới 50.000 USD
Giay-nike-03

Giày Air Jordan Silver

Dường như hãng giày Nike đang đánh bóng tên tuổi của mình bằng những đôi giày xa xỉ. Đó là đôi giày nam đắt nhất thế giới. Một anh chàng hâm mộ Michael Jordan đã móc hầu bao mua lại với giá trị kỉ lục 60.000 USD trên trang Ebay. Nó từng là món quà sinh nhật của Michael.
Giay-nike-04
Tác giả: Nhóc Nhùn

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Cách lựa chọn giày chơi tennis

       Giày thể thao có rất nhiều loại. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, các nhà sản xuất đã dựa vào đặc điểm của từng môn thể thao để chế tạo ra các loại giày thể thao khác nhau. Đá bóng thì đi giày đinh, chơi bóng rổ thì có giày chuyên dụng chơi bóng rổ, leo núi có giày chuyên dụng leo núi, và dĩ nhiên, chơi tennis cũng cần có giày chuyên dụng để chơi tennis.
       Nếu bạn muốn chơi tennis, thì vật không thể thiếu trong khi chuẩn bị đó là một đôi giày thể thao tennis thoải mái và vài đôi bít tất chơi tennis mềm mại, thoáng khí, thấm mồ hôi. Nếu bạn lựa chọn giày sai thì sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Một đôi giày chơi tennis thoải mái, phù hợp với chân bạn sẽ cải thiện việc chân bạn tiếp xúc với mặt đất, còn có thể phát huy khả năng của bạn, giảm tỉ lệ bị thương.

       Sân chơi tennis được phân ra làm 3 loại: sân cứng, sân đất và sân cỏ. Hoạt động của chân thì chơi tennis và chơi bóng rổ khá giống nhau: Dùng lực mạnh, di chuyển nhiều, yêu cầu tính bền, tính ổn định tốt, tính chống trơn trượt tốt. Khi so sánh, chơi tennis cần tốc độ nhanh hơn, giày chơi tennis đa số là giày đế thấp.
1.      Kiểu dáng: Mũi giày cao su được bao đầy đặn, nhất là hai mặt bên được kéo dài, có lợi cho việc “phanh” lại, định vị tức thời. Hai bên bàn chân dày dặn, chắc chắn, giúp tăng tính ổn định khi di chuyển hàng ngang tốc độ nhanh, chống trơn tức thời. Phần gót sau nhỏ gọn, giúp ích cho việc di chuyển lùi nhanh chóng, linh hoạt.
2.      Bề mặt giày: Dử dụng chất liệu da thật hoặc da tổng hợp, bên trong có một lớp vải lót để cải thiện độ bền và tính mèm mại của bề mặt giày. Phần bên trong mũi giày, chỗ các ngón chân có lớp chất liệu chống mòn làm tăng tuổi thọ cho sản phẩm, đồng thời tăng tính ổn định khi vận động. Vải bên trong dày dặn, mềm mại, thấm hút mồ hôi, thiết kế nhiều tầng, đường khâu tỉ mỉ, tạo hình mang đậm chất dân chơi tennis chuyên nghiệp.
       Do tennis là môn thể thao hoạt động mạnh, nên yêu cầu thiết kế quan trọng nhất của giày tennis là độ bền và bảo vệ chân khi vận động. Đế bên ngoài được làm từ cao su chống mòn, có đường gờ dài làm tăng ma sát. Thiết kế phần đế bên ngoài thấp, bằng, có hoa văn, tính phương hướng đa dạng, giúp di chuyển linh hoạt khi chơi tennis, đạt yêu cầu chống trơn, chống mòn. Phần đế gót sau dày hơn, có tác dụng giảm xóc, chắc chắn hơn để đáp ứng nhu cầu chạy nhảy nhiều trong khi vận động. Một số sản phẩm cao cấp còn bổ sung thêm chất liệu giảm xóc để thể hiện phong cách thể thao chuyên nghiệp.


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Cách chọn giày thể thao phù hợp cho bạn

Khi chơi bất kì môn thể thao nào, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn cho mình một đôi giày phù hợp với môn thể thao ấy. Các chuyên gia gợi ý, khi bạn lựa chọn một đôi giày thể thao, bạn nên xem xét 8 điều sau:
Chọn giày thể thao quan trọng nhất là thoải mái, vừa chân, không nên chỉ chú trọng kiểu dáng, màu sắc và thương hiệu. Một đôi giày thể thao thoải mái vừa chân có thể tránh phồng rộp ở chân và tránh việc chân trượt trong giày.
Bạn nên quan tâm đến chức năng của giày, tìm hiểu chức năng chống trơn trượt của giày, tính năng êm và ổn định. Một đôi giày có tính năng chống trơn tốt có thể tăng ma sát, chống trơn ngã. Đôi giày có tính năng mềm mại có thể làm giảm tác động của bên ngoài vào đôi chân, đôi giày có tính ổn định có thể bảo vệ đôi chân.

Nên chú ý tới tính năng thoáng khí và tính khử mùi kháng khuẩn. Giày thể thao thoáng khí có thể nhanh chóng thấm hút mồ hôi, chống vi khuẩn và nấm cho đôi chân. Khi mua một đôi giày thể thao có tính kháng khuẩn, khử mùi, phải làm rõ báo cáo kiểm nghiệm hoặc giấy tờ độc quyền để tránh bị lừa. Những người thích chơi các môn thể thao về bóng, nên chọn loại giày có chất liệu bề mặt là da, vì da có sức chịu lực và tính bền, chắc chắn cao.
Khi chọn giày thể thao, nên đi loại bít tất mà bạn sử dụng để chơi thể thao để thử giày, giữa phần mũi chân và giày nên có khoảng trống để tránh cho mũi chân bị va chạm dẫn đến sưng tấy. Điều tiết độ ẩm vùng chân giúp chân luôn khô ráo. Tốt nhất là để hai chân cùng thử, vì phần lớn kích cỡ hai chân của chúng ta không đều nhau.
Đế lót giày có thể giặt bằng nước thì mới có thể giữ vệ sinh bên trong giày sạch sẽ. Đế lót giày là tầng tiếp xúc với chân, có thể làm giảm lực tác động vào đế giày khi vận động, giúp kéo dài tuổi thọ cho đôi giày.
Dây giày phải được tết từ sợi polyester, khi thắt sẽ dễ dàng thuận tiện hơn. Dây giày tốt nhất là thiết kế ở vị trí mắt cá chân, như thế có thể hỗ trợ phần mắt cá chân tốt hơn.
Phải xem phần lưỡi gà của giày có cố định hay không, bởi vì trong quá trình vận động, rất dễ làm lưỡi gà bị lệch, tạo cảm giác không thoải mái. Chất liệu làm lưỡi gà phải là vải mềm thoáng khí.

Bạn cũng nên chú ý đến hình dáng của chân. Hầu hết chân của con người có 3 kiểu dáng: Dáng vòng cung thấp hoặc bằng, vòng cung bình thường và vòng cung cao. Những người có dáng chân vòng cung bằng nên chọn đôi giày có đế sau cứng, chịu lực tốt. Người có dáng chân vòng cung cao nên chọn đôi giày mềm, gót giày chắc chắn.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Nguồn gốc của quần áo chuyên dụng chơi bóng rổ


Nói đến nguồn gốc của quần áo bóng rổ phải kể đến sự ra đời của môn thể thao bóng rổ. Bóng rổ ra đời năm 1891 do tiến sĩ James Naismith (1861-1936) – một giáo viên môn giáo dục thể chất ở học viện Springfield thuộc bang Massachusetts (Hoa Kỳ) sáng tạo ra. Theo đó, lẽ dĩ nhiên, quần áo bóng rổ cũng được ra đời.

Giày thể thao


Ban đầu, quần áo bóng rổ là loại quần dài, áo dài, áo phông trơn bó tương đối bất tiện, di chuyển không được linh hoạt, kiểu dáng mẫu mã khá đơn giản, màu sắc không bắt mắt, chất liệu phổ thông.
Sau đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và càng ngày càng phổ biến trên thế giới của bóng rổ, quần áo bóng rổ càng ngày càng được chú trọng và có nhiều cải tiến mới. Ngày nay, quần áo bóng rổ có thiết kế áo ba lỗ ngắn khoét nách, quần đùi cạp chun, rộng rãi, thoải mái. Màu sắc cùng họa tiết trang trí phong phú, bắt mắt. Mặt sau có tên và số của người chơi. Chất liệu vải ngày càng được cải tiến phù hợp với tính chất môn thể thao, mỏng nhẹ, mềm mịn, thấm hút mồ hôi, thoáng khí, đem đến sự thoải mái, dễ chịu cho vận động viên, giúp người chơi di chuyển dễ dàng, linh hoạt.

Giày thể thao 1


Một số nhãn hiệu quần áo bóng rổ nổi tiếng thế giới như: Nike, Adidas, Reebok, Mizuno, Puma, Fila, Umbro, Kappa, Diadora, Lotto, Converse,...
Giày thể thao 2
Tác giả: Nga Mèo

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Lịch sử giày CONVERSE

Bạn thường xuyên đi những đôi Converse, bởi mẫu mã đẹp, bởi trào lưu… Nhưng có bao giờ bạn tìm hiểu về xuất xứ những đôi giày đó chưa??? Hãy dành chút thời gian để hiểu hơn về những đôi giày ấy nhé.
Lịch sử giày Converse bắt đầu bằng những đôi classic đen và trắng


Converse - Thương hiệu và phong cách
Giày Converse không cầu kỳ, hầm hố mà rất thanh lịch, đơn giản và nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều loại trang phục, phù hợp với mọi tầng lớp xã hội.


Không chỉ mang ý nghĩa đơn giản là những đôi giày, thương hiệu giày Converse gắn liền với các cuộc cách mạng về thời trang, âm nhạc và thể thao…100 năm qua đi, hẳn ít người còn nhớ năm 1908 một người đàn ông có tên Marquis M. Converse mở một nhà máy sản xuất quần áo cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em và vào năm 1915 
Xu hướng thời gian qua mỗi giai đoạn thì mỗi khác nhưng có những tên tuổi không bao giờ "lạc hậu" theo năm tháng. Một cú ngoặt quan trong trong lịch sử phát triển của Converse là vào 1917 khi dòng giày bóng rổ Converse All Star được tung ra thị trường. Bốn năm sau, tức là vào năm 1921, một cầu thủ bóng rổ là Chuck Taylor tham gia thiết kế, quảng bá mẫu sản phẩm All Star, trên mỗi đôi giày ấy đều có chữ kí của danh thủ này. Đến nay, dòng Chuck Taylor vẫn chiếm đựoc chỗ đứng rất vững vàng trong lòng giới trẻ.


Lịch sử giày Converse và những đôi giày chế tác tuyệt đẹp
Vào năm 1935: Một dòng giày "kinh điển" của Converse xuất hiện, đó là Jack Purcell. Nhắc đến dòng giày này, người ta lại nhắc đến tên tuổi của người thiết kế nó, đó là Jack Purcell, một danh thủ vô địch cầu lông thế giới người Canada. Những chiếc giày với mũi tròn dạng hình miệng cười. 

Năm 1966: Từ màu trắng ngà và màu đen cổ điển, đôi giày All-Star bắt đầu khoác thêm cho mình nhiều màu sắc khác nhau.


Vào những năm 70: Giày vải Converse đã xâm lấn sang thế giới âm nhạc với nhiều màu sắc hoa văn khác nhau, nó được các tay chơi rock rất hâm mộ. Tuy nhiên ban nhạc The Ramones đã tiên phong trong việc quảng bá cho loại giày này. 

Năm 1976: Nhãn hiệu Converse Pro Star leather trở thành đôi giày thể thao chuyên dụng của các vận động viên bóng rổ. 



Năm 1992: Nhãn hiệu All-Star đạt mức 500 triệu đôi giày trên toàn thế giới, con số khổng lồ chưa? Không biết đến ngày hôm nay là bao nhiêu rồi?
Năm 2003: Chính xác là 9/7/2003 Converse chính thức là công ty con của Nike với trị giá 305 triệu USD.

Kể từ khi Nike tiếp quản gia tài thương hiệu đồ sộ này, họ đã phát triển sản phẩm càng đa dạng, nhưng vẫn giữ cái truyền thống thanh lịch, nhẹ nhàng , phù hợp với mọi tầng lớp.
Tác giả: Nhóc Nhùn

Những điều cần chú ý khi lựa chọn trang phục thể thao


      Khi mua một bộ đồ thể thao bạn cần phải chú ý những gì? Giả sử bạn là một người chơi thể thao chuyên nghiệp, nhưng liệu bạn có hiểu biết toàn diện về chất lượng và đẳng cấp đồ thể thao hay không? Nếu như khi một bộ đồ thể thao mà không quan tâm tới các tiểu tiết hoặc nhu cầu sử dụng thực tế của môn thể thao đó, sau này rất có thể sẽ đem đến cho bạn nhiều phiền toái và bất tiện khi mặc. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần chú ý khi mua đồ  thể thao, để khi tập thể thao bạn sẽ thấy thoải mái nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
       Đầu tiên, đồ thể thao phải phù hợp với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Khi vận động, cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nhiệt lượng, giả sử nhiệt độ môi trường vận động cao, vậy thì mặc một bộ đồ thể thao rộng rãi có hỗ trợ tản nhiệt. Nhưng nếu nhiệt độ môi trường thấp, thì hãy chọn những bộ trang phục có thể giữ nhiệt tốt cho cơ thể, để các cơ cảm thấy mềm mại dễ chịu. Tránh những yếu tố gây hại cho cơ thể khi trong quá trình vận động.
trang-phuc-the-thao-01

       Thứ hai, lựa chọn trang phục thể thao cũng cần phải chú ý tới hoàn cảnh môi trường. Cũng như khi tập luyện ở phòng tập gym, cần lựa chọn các bộ trang phục bó người bởi vì ở phòng tập gym có khá nhiều máy móc, nếu mặc đồ rộng, quần áo rất dễ mắc vào máy móc, có thể gây nguy hiểm cho bạn. Hơn nữa, mặc đồ thể thao bó có thể cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể. Ví dụ như tư thế trồng cây chuối trong Yoga, nếu như mặc đồ rộng sẽ rất dễ bị hở những nơi nhạy cảm, và cũng không thể làm đúng động tác, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả tập luyện. Do đó, lựa chọn những bộ trang phục thiết kế phù hợp với từ môn thể thao, đơn giản linh hoạt, dễ chịu thoải mái, tính thoáng khí tốt sẽ càng làm cho việc tập luyện có hiệu quả hơn.
trang-phuc-the-thao-02

       Thứ ba, chọn trang phục thể thao kiểu dáng phù hợp, có tác dụng che đi những nhược điểm trên cơ thể. Thông thường, những người có thân hình mập mạp khi vận động sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, mất một lượng lớn nước, những người này khi chọn đồ nên chọn đồ phù hợp với tình hình cá nhân, có thể lựa chọn trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh, kiểu dáng rộng rãi. Kiểu dáng đơn giản, thiết thực có thể tránh tạo cảm giác rườm rà cho thi giác. Đừng bao giờ chọn những bộ trang phục quá bó, như thế sẽ càng lộ rõ hơn nhược điểm cơ thể.
trang-phuc-the-thao-03


       Lựa chọn trang phục thể thao có rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố lớn nhất là thoải mái, tiện lợi, tối đa hóa bảo vệ cơ thể của bạn. Kỳ thực, khi mua trang phục thể thao điều cần chú ý nhất chính là hiệu quả tập luyện thể thao, cảm giác thoải mái khi mặc. Nếu như có thể chú ý tới những phương diện trên, chúng tôi tin rằng, bất kì bộ trang phục thể thao nào đều có thể lột tả được phong cách thời trang thể thao của mình.

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Giày chân trần – ý tưởng sáng tạo mang tính đột phá

Các dấu vết khảo cổ cho thấy loài người có thể đã sử dụng giày dép từ khoảng 10000 trước. Càng về sau, không chỉ đơn thuần là vật giữ ấm, những đôi giày còn là một món đồ thời trang, được thiết kế với những kiểu dáng mẫu mã cầu kỳ, bắt mắt. Hơn thế nữa, chúng còn là biểu tượng của giá trị văn hoá đặc trưng cho từng thời kỳ, từng quốc gia. Phải chăng, hiện nay con người đã quá lạm dụng việc sử dụng giày dép, không chỉ khi ra ngoài mà thậm chí ngay trong căn nhà an toàn, ấm áp của mình, những đôi dép đi trong nhà cũng không thể tách rời đôi chân của bạn?
         Khi chúng ta chạy bộ bằng giày thể thao,  lực của chân tác động lên mặt đất qua giày sẽ tạo thành sóng lan truyền lên toàn bộ cơ thể, còn nếu như chúng ta chạy bằng chân đất, thì lực này nó sẽ truyền xuống vùng đất dưới bàn chân, giảm thiểu tối đa lực tác động lên các khớp.  

Một nhóm nghiên cứu do Daniel Lieberman lãnh đạo, thuộc Đại học Harvard đã chỉ ra rằng việc đi lại, đặc biệt là chạy bộ bằng chân trần có tác dụng tốt hơn đến sức khỏe con người so với việc đi giày dép.


giay-the-thao-01

Chạy bộ chân trần giúp rèn luyện các khớp, gân và dây chằng ở chân. Bàn chân con người có hai gân cơ quan trọng là gân cơ mác dài và gân cơ mác ngắn, trong quá trình chạy chân trần, các gân cơ và dây chằng này sẽ được hoạt động hết công suất, gân cơ có đủ độ đàn hồi, lực của chân sẽ truyền xuống vùng đất dưới bàn chân, giảm thiểu tối đa lực tác động lên các khớp, có lợi cho sự phát triển của cột sống.
Mặt khác, chạy bộ chân trần giúp bạn cải thiện khả năng giữ thăng bằng, cũng như cảm thấy vững vàng và kết nối với môi trường hơn. Khi chạy không giày, bạn kích hoạt các cơ bắp nhỏ có nhiệm vụ giữ cân bằng như cơ ở bàn chân, mắt cá chân, chân, hông hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, chạy bộ bằng chân trần giúp tăng cường tuần hoàn máu. Trong quá trình vận động, khi bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất sẽ kích thích các mao mạch máu dưới gang bàn chân, gia tăng quá trình tuần hoàn máu và lực co bóp của tim, tăng nhanh quá trình trao đổi chất ở các cơ.
Từ đó tăng cường sức đề kháng và phòng tránh một số bệnh như các bệnh về tim mạch, bàn chân dẹt (ở trẻ em), khó tiêu, đái dầm, táo bón, cong lệch cột sống,...

giay-the-thao-02

        Xu hướng chạy chân trần đã lan rộng đến các nhà sản xuất giày thể thao, các công ty này đã làm ra những đôi giày nhỏ gọn hơn với một lớp đế cao su để bảo vệ chân hay giống hình dáng của những đôi tất. Một số nhãn hiệu nổi tiếng như Nike Free, Terra Plana, Vibram Fivefingers, dần được nhiều người yêu thích, và chiếm được thị phần một cách nhanh chóng.
 
giay-the-thao-01

giay-the-thao-04
Tác giả: Nga Meo

Cách chọn giày chạy bộ

Cuộc sống con người ngày càng phát triển, cùng với đó thì áp lực công việc cũng ngày càng tăng lên, ngồi trong phòng làm việc nhiều không vận động đã trở thành 1 hiện tượng phổ biến, nếu như muốn cải thiện tình trạng này, thì việc vận động phù hợp là vô cùng cấp bách. Chạy bộ là bộ môn thể dục khác là phổ biến, không cần đầu tư nhiều cũng có thể có được nhiều lợi ích khác nhau.
giay-the-thao

1.     “Có bột mới gột nên hồ”, những người mua giày thể thao chuyên nghiệp đã chia sẻ rằng, mọi người khi chọn giày, đầu tiên cần phải biết rõ về hình dáng đôi chân của mình mới có thể chọn được cho mình đôi giầy phù hợp, đồng thời mỗi đôi giày chạy có những công dụng tương đương. Thông thường có 3 loại hình dáng chân: Chân nghiêng vào trong khi chạy (overpronation/supinator), Chân nghiêng ra ngoài khi chạy (Underpronation/Pronator), Chân phẳng bình thường (Neutral)
- Chân nghiêng vào trong khi chạy (overpronation/supinator): Khoảng 75% dân số phù hợp với thể loại này. Khi chạy về, bàn chân xoay vào trong quá nhiều.
- Chân nghiêng ra ngoài khi chạy (Underpronation/Pronator): Nếu bàn chân của bạn không nghiêng vào bên trong đủ, độ rung khi chuyển động sẽ ít được phân tán vào gót chân và nó có thể làm độ chịu lực lên chân.
- Chân phẳng bình thường: (Neutral) Lòng bàn chân có thể nhìn thấy được phần lõm (gang bàn chân) lõm ít, với những người có hình dáng bàn chân này trong khi chạy thường gót chân thường hay bị tuột ra ngoài.
2.      Tiếp theo là kiểu giày thể thao:
Có 3 kiểu phổ biến đó là giày có tính đàn hồi, giày có tính ổn định, giày kiểm soát chuyển động và giày giảm sóc.
3.      Cuối cùng đó là, đế giày và kiểu dáng giày phải phù hợp với nhau..
Ngoài ra, cho dù các bạn chọn loại giày nào đi chăng nữa thì nên đi thử giày trước khi mua, khi thử thì nên chọn tăng thêm nửa cỡ hoặc một cỡ so với kích cỡ chân,bởi vì khi bạn vận động chân của bạn sẽ to ra,và cần phải có không gian .